Kỹ thuật trồng chanh dây
Trong cách trồng chanh dây thì Tai Shiang Việt Nam chia nhỏ thành 6 bước chính, mỗi bước tương ứng với một công đoạn, mỗi công đoạn bạn cần thực hiện theo đúng quy trình, kỹ thuật để đảm bảo cây được khỏe, phát triển tốt nhé.
1. Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây chanh dây
Về cơ bản, bạn có thể trồng cây chanh dây tại bất cứ vùng miền trên toàn quốc. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao, nhiều trái, thì giống cây này yêu cầu có những điều kiện sinh thái sau:
Vùng trồng:
Cây chanh dây tím phù hợp với các vị trí á nhiệt đối, có độ cao trung bình trong khoảng từ000 đến 2.000m so với mực nước biển.
Còn đối với cây chanh dây vàng phù hợp với vùng nhiệt đới có độ cao trung bình lớn hơn 600m so với mực nước biển. Vì vậy, người ta thường trồng chanh dây tím tại các vùng đất Tây Nguyên.
Đất đai:
Chanh leo là giống cây không kén đất, nhưng chúng sẽ sống tốt hơn khi được sống trong đất có thành phần cơ giới nhẹ, có khả năng thoát nước tốt.
Địa hình vùng đất bằng phẳng, ấm áp, ẩm ướt, có tầng canh tác sâu lơn hơn 50cm, độ mùn trên 2%, độ pH nằm trong khoảng từ 5,5 đến 6.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ lý tưởng từ 20 đến 25 độ C, vùng trồng chanh leo không có sương muối (như vậy những tỉnh vùng cao phía bắc rét đậm rét hại, sương muối hầu như không thể sinh trưởng cây chanh dây). Khi nhiệt độ nằm dưới 10 độ, cây sẽ chết.
Ánh sáng:
Cây ưa sống trong môi trường có cường độ ánh sáng nhẹ.
Lượng mưa:
Đòi hỏi lượng mưa hàng nằm trung bình từ 1.600mm/năm, phân bố đều. Thời kì sai quả và nuôi quả yêu cầu lượng nước cho cây nhiều hơn, nếu thiếu nước quả sẽ bị teo lại, vỏ quả sần sùi, xấu xí và rụng.
2. Chọn giống cây chanh leo
Cây chanh dây có nhiều loại giống khác nhau như được sử dụng để thực hiện cách trồng chanh leo phổ biến, nhiều quả hơn cả là giống chanh vàng và chanh tím.
- Chanh dây vàng: loại chanh dây này có sức sống mạnh, ít bị nhiễm sâu bệnh, thích ứng tốt với điều kiện đất đai nhưng cho năng suất chưa cao, chỉ ở mức trung bình, quả có kích thước vừa và nhỏ. Khi chín, vỏ chanh chuyển sang màu vàng ươm, rất rất đẹp và bắt mắt.
- Chanh dây tím: nguồn gốc của giống cây này chủ yếu từ Đài Loan. Cũng có khả năng phát triển tốt nhưng yêu cầu địa hình cao.
Năng suất cho quả vượt trội, kích thước trái từ vừa cho tới lớn. Khi chín, quả chanh chuyển sang màu tím hoặc đỏ. Giống chanh này được mọi người ưu ái hơn cả.
Yêu cầu chung với cây giống:
Nên lựa chọn những cây khỏe mạnh để thực hiện kỹ thuật trồng chanh leo, không bị nhiễm sâu bệnh, lá tươi sinh trưởng tốt.
Chọn những cây ươm trong bầu đạt chiều cao từ 10 đến 12cm. Mua cây giống tại những vườn ươm uy tín, chất lượng có giấy chứng nhận. Giống cây được dùng để đem ươm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể chọn lựa hạt giống và thực hiện những phương pháp xử lý trồng cây chanh dây bằng hạt như sau:
- Ngâm hạt giống trong nước ấm từ 30 đến 40 độ C trong vòng 24 giờ, vớt hết toàn bộ các hạt lép, hạt thối.
- Sau khi ngâm hạt xong thì vớt chúng ra, bạn có thể ủ thêm 1 giờ để kích thích hạt nhanh chóng nảy mầm. Tiếp theo tiến hành gieo vào bầu cây hay chậu đất gieo có bán kính chừng Phủ một lớp đất mỏng che kín hạt để giúp hạt nảy mầm.
- Đặt chậu tại những vị trí râm mát, có cường độ ánh sáng nhẹ và thường xuyên tưới nước với liều lượng vừa đủ.
- Sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần, hạt giống chanh dây bắt đầu nảy mầm.
- Cho tới tuần thứ 6, khi cây phát triển tới độ cao từ 8 đến 10cm thì chọn lọc và đem chúng ra vườn trồng.
3. Thời vụ và mật độ trồng cây chanh dây
Thời vụ trồng chanh leo là một yếu tố quan trọng giúp cây phát triển mạnh, trồng đúng thời điểm sẽ giúp hạt giống nhanh chóng nảy mầm cũng như thời tiết thuận lợi thì cây phát triển nhanh hơn, hạn chế sâu bệnh.
Thời vụ:
Bạn có thể tiến hành trồng chanh dây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thời vụ lý tưởng nhất là cuối tháng 11 cho tới tháng 1 năm sau.
Mật độ và khoảng cách:
Nếu trồng chanh dây xen canh với những giống cây khác, các bạn có thể duy trì trồng theo mật độ dưới đây
- Khoảng cách 5 x 5m, tương đương với mật độ là 400 cây/ha (bạn có thể xen canh cùng với cây tiêu hay cà phê con)
- Khoảng cách 5 x 4m, tương ứng với mật độ trồng là 500 cây/ha (có thể xen canh cùng với cây tiêu hay cà phê con)
- Khoảng cách 4 × 4m, tương ứng với mật độ trồng là625 cây/ha (trồng chanh leo xen canh với cây tiêu hoặc cà phê con)
- Nếu trồng chanh dây luân canh, các bạn cần duy trì khoảng cách và mật độ của cây như sau:
- Khoảng cách 3 x 3m, tương ứng với mật độ 1.000 cây/ha (trồng theo giàn truyền thống)
- Khoảng cách 3 x 2m, tương ứng với mật độ 1.800 cây/ha (trồng theo giàn thẳng đứng).
4. Chuẩn bị đất trồng chanh dây
Bạn cần tiến hành chuẩn bị đất trồng chanh dây trước 1 tháng, làm sạch toàn bộ cỏ dại trong vườn, đánh đất cho tơi xốp và bằng phẳng.
Nếu bạn thực hiện cách trồng chanh dây trên đất dốc, thì các bạn cần làm rãnh để thoát nước và chống xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa.
Không nên trồng cây chanh leo trên những vùng đất mới, hay những vùng đất mang bệnh nấm lở cổ rễ, những loại virus gây hại… Không trồng tại những vùng, đất trũng dễ ngập úng, không dễ dàng thoát nước.
Nếu trước đó, vườn trồng đã trồng hay cây tiêu hoặc cà phê thì các bạn phải tiến hành cày xới đất canh tác.
Để có thể giảm thiểu lượng tuyến trùng trong đất, các bạn nên trồng hoa mùa khoảng 2 cho tới 3 vụ.
Đào hố đất theo kích thước từ 50cm x 50cm x 50cm. Với những vùng đất khó đào thì nên đào với độ sâu lớn một chút. Khi đào lớp đất mặt sâu chừng 20 đến 25cm để riêng sang một bên, lớp đất còn lại tại vị trí phía dưới để riêng sang một bên.
Bón lót: Dùng một lượng từ 10 đến 20kg phân chuồng ủ hoai mục (hay có thể thay thế bằng 2 đến 3kg phân hữu cơ vi sinh) cùng với 0,5kg phân super lân và 0,5 kg vôi bột + 1 thìa canh chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma (liều lượng này được áp dụng cho 1 hố).
Đem phân bón trộn đều cùng lớp đất mặt sau đó bón ủ xuống hố.