9 Bệnh Hại Chanh Dây Và Cách Phòng Trừ

DANH MỤC NỘI DUNG

Bệnh hại chanh dây – Bệnh đốm dầu (Bệnh bã trầu) Pseudomonas passiflorae 

Nguyên nhân và triệu chứng:

Gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas passiflorae. Nó gây hại trên lá, thân và quả dẫn đến mất mùa và làm chết cây non.

Trên lá gây ra những vết màu nâu, thường bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt.

Trên thân còn non dấu hiệu đầu tiên là những vết trũng màu xanh đen, mọng nước. Những vết đó phát triển thành màu nâu sáng, có viền xung quanh.

Trên quả vết bệnh màu xanh tối, đốm dầu, sau phát triển thành những vòng tròn, thô nhám, mảng lốm đốm mọng nước. Làm quả rụng sớm. Bệnh này  thường thường xảy ra mùa thu và mùa khô.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, thu gom lá già, tàn dư cây trồng tiêu hủy. Bón phân cân đối để cây phát triển tốt kháng được bệnh, chọn giống chống chịu với sâu bệnh. Nhổ bỏ những cây đã bị bệnh.

Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các loại thuốc Coc 85 WP liều lượng 15-20 g/8 lít nước, Newkasuran 16,6 BTN liều lượng 0,5-1,0 kg/ha, Ketomium 1,5×106 CFU/g liều lượng 10-25 g/10 lít nước.

Bệnh hại chanh dây – Bệnh héo rũ Pseudomonas syringae

Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh héo rũ gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas syringae, vi khuẩn này có mối liên hệ đến mầm bệnh của đốm dầu. Triệu chứng của 2 bệnh này tương tự nhau, và cách thức phòng trị cũng giống nhau.

Biện pháp phòng trừ: 

Biện pháp phòng trừ giống như bệnh đốm dầu Pseudomonas passiflorae.

Bệnh hại chanh dây – bệnh đốm nâu. Alternaria passiflorae

Nguyên nhân và triệu chứng:

Bệnh gây ra bởi nấm Alternaria passiflorae, nó gây hại trên lá, thân và quả. Xuất hiện mùa xuân và đầu mùa hè.

Trên lá, những đốm nâu nhỏ xuất hiện, sau phát triển thành đốm màu sắc sáng ở giữa và có hình dạng bất định.

Trên thân, những vết bệnh có hình thon dài màu tối, thường gần nách lá hoặc gân lá (bị tổn thương cơ giới, nhựa cây). Khi vết bệnh lây lan bao quanh thân làm cho quả teo lại và rụng.

Trên quả, vết châm kim xuất hiện và lan rộng thành những vòng tròn lõm có tâm màu nâu, dần dần vỏ xung quanh vùng mắc bệnh nhăn nheo và quả bị rụng.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, chọn giống chống chịu bệnh. Tỉa cành tạo cho vườn cây thoáng và tiêu hủy cây bị bệnh.

Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các loại thuốc Manzate 200 liều lượng 10-20 g/8 lít nước, Mexyl-MZ 72WP liều lượng 30 g/8 lít nước, Arygreen 75WP liều lượng  20-30 g/8 lít nước; Vicuron 250SC liều lượng 15-20 ml/8 lít nước; Workup 9SL liều lượng 10-15 ml/8 lít nước; Thalonil 75WP liều lượng 20-30 g/8 lít nước…

Bệnh hại chanh dây – Bệnh đốm xám Septoria passiflorae

Nguyên nhân và triệu chứng:

Gây ra bởi nấm Septoria passiflorae, bệnh này thường tấn công lá, thân và quả, làm rụng lá và giảm năng suất cây trồng. Bệnh thường xuất hiện trong suốt mùa hè và mùa thu.

Trên lá, thân, quả xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu sáng không có hình dạng cố định, làm rụng lá, quả.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, chọn giống chống chịu bệnh. Tỉa cành tạo cho vườn cây thoáng và tiêu hủy cây bị bệnh.

Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các loại thuốc Carbenzim 50HP liều lượng 10-15 ml/8 lít nước; Vicuron 250SC liều lượng 15-20 ml/8 lít nước; Workup 9SL liều lượng 10-15 ml/8 lít nước, Vivil 5SC liều lượng 20 ml/8 lít nước…

Bệnh hại chanh dây – Bệnh thối rễ : Glomerella cingulata

Nguyên nhân và triệu chứng:

Gây ra bởi nấm Glomerella cingulata, nguồn bệnh này có ở những quả bị vết thương do sương mù hoặc mưa đá, nấm gây ra những thương tổn  tại những điểm  có vết thương.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, chọn giống tốt như giống chanh dây bazan , chống chịu với sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng…

Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các loại thuốc Coc 85 liều lượng 20 g/8 lít nước, Champion 77WP liều lượng 15-20 g/8 lít nước, Vinomyl 72WP liều lượng 25 g/8 lít nước, Vicarben 50HP liều lượng 10-15 ml/8 lít nước; Carben 50SC liều lượng 10 ml/8 lít nước, Workup 9SL liều lượng 10-15 ml/8 lít nước…

bệnh hại chanh dây

Bệnh hại chanh dây – Bệnh thối hạch ở cây chanh dây

Nguyên nhân:

Gây ra bởi Sclerotinia sclerotiorum.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh đồng ruộng. Tại Đài Loan, để phòng trừ bệnh này người ta chỉ trồng và thu hoạch chanh dây trong khoảng 16-18 tháng, sau đó nhổ bỏ trồng mới.

Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các loại thuốc Coc 85 liều lượng 20 g/8 lít nước, Champion 77WP liều lượng 15-20 g/8 lít nước, Viram plus 500SC liều lượng sử dụng 25 ml/8 lít nước, Vinomyl 72WP liều lượng 25 g/8 lít nước, Carben 50SC liều lượng 10-15 ml/8 lít nước; Vicuron 250SC liều lượng 15-20 ml/8 lít nước; Carbenzim 500SC liều lượng 15-20 ml/8 lít nước…

Bệnh hại chanh dây – Bệnh héo

Nguyên nhân và triệu chứng:

Gây ra bởi 3 loài nấm: Fusarium avenaceum, Gibberella baccata, Gibberella saubinetii.

Trong điều kiện thông thường chúng xuất hiện gần mặt đất, vết thương gây ra bởi thời tiết lạnh, sương giá, vết thối lan nhanh.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, chọn giống chống chịu với sâu bệnh và vệ sinh đồng ruộng.

Biện pháp hóa học: Dùng Trichoderma 3,2 x 109 CFU/g liều lượng sử dụng 3 kg/1.000m2, Viram plus 500SC liều lượng 25 ml/8 lít nước, Vicarben 50HP liều lượng 10-15 ml/8 lít nước; Vicuron 250SC liều lượng 15-20 ml/8 lít nước, Vivil 5SC  liều lượng 20 ml/8 lít nước…

Passion Fruit Woodiness virus ( PWV) (Bệnh phấn trắng)

Nguyên nhân và triệu chứng:

Do một loài virus Passion fruit woodiness gây ra, được truyền nhiễm từ 2 loài rệp (Rệp muội) Aphis gossypii, (Rệp đào) Myzus persicae  mang mầm bệnh gây ra. Khi 2 loài rệp này chích vào thân, lá, quả thì chúng sẽ để lại loài virus này và làm cho cây chanh dây mang bệnh.

Trên lá có những đốm vàng, đốm sáng, hoặc đường vằn và tán lá có những nếp nhăn hoặc méo mó. Lóng trên thân ngắn, tán lá thành chùm, chậm sinh trưởng. Triệu chứng thường thấy rõ vào cuối mùa thu, mùa đông và mùa xuân sớm.

Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, chọn giống chống chịu bệnh. Tỉa cành tạo cho vườn cây thoáng và tiêu hủy cây bị bệnh. Khi cây bị bệnh virus lập tức nhổ bỏ và tiêu hủy ngay.

Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ 2 loài rệp đào và rệp muội: Bifentox 30ND liều lượng sử dụng 20-30 ml/8 lít nước, Actara  25WG 1 g/8 lít nước, D-C Tron Plus 98.8EC liều lượng 10-20 ml/8 lít nước, Visher 10EW liều lượng 5-10 ml/8 lít nước, Vibamec 1.8EC liều lượng 10 ml/8 lít nước, Vineem 1500EC liều lượng 20-30 ml/8 lít nước…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN