Tưới cây chanh dây với quy mô lớn bằng ứng dụng phun mưa
Nếu như trước đây chanh dây chủ yếu được trồng nhỏ lẻ để làm nước uống và lấy bóng mát thì tới nay ngày càng nhiều chủ vườn đã bắt đầu tiến hành đầu tư trồng với quy mô lớn ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên…
Đối với các dự án quy mô lớn này thì việc làm thế nào để tưới cây chanh dây đạt hiệu quả cao luôn là vấn đề rất được quan tâm. Trong đó không ít chủ dự án đã quyết định đầu tư hệ thống tự động tưới cây chanh dây và bước đầu đem lại những kết quả rất tích cực.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với bà con về hệ thống tưới tự động cũng như khái quát cách thiết kế, lắp đặt hệ thống.
TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯỚI TỰ ĐỘNG TƯỚI CÂY CHANH DÂY?
Hệ thống tự động tưới cây chanh dây có những ưu điểm:
- Hoạt động ổn định, bền bỉ và hiệu quả trong thời gian dài.
- Tưới đúng vị trí và đúng lượng nước cây cần.
- Tia nước rất tơi, mịn, phun đều từ trong ra ngoài.
- Cùng một lúc có thể tưới được cả vườn. Tưới trong thời gian ngắn. Nhờ đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
- Có thể điều chỉnh bán kính và lưu lượng tưới.
- Tiết kiệm tới 80% chi phí nhân công.
- Dễ dàng lắp đặt và vận hành.
- Dễ dàng tháo lắp, vệ sinh hoặc thay đổi các phụ kiện.
- Vẫn đảm bảo tiết kiệm được lượng nước tưới.
- Có khả năng tự bảo vệ khỏi sự xâm nhập của côn trùng và tạp chất từ bên ngoài.
- Có thể kết hợp để tưới phân, tưới thuốc tự động.
HỆ THỐNG NÀY GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN CƠ BẢN GÌ?
Thông thường một hệ thống tưới cây chanh dây tự động gồm có:
- Máy bơm nước để hút và bơm nước cho khu vườn. Công suất của máy phụ thuộc vào số lượng cây cần tưới.
- Bộ lọc để lọc tạp chất. Đặc biệt cần thiết đối với những khu vực có nguồn nước nhiều đất, cát và tạp chất.
- Đồng hồ để đo áp suất và bồn chứa phân/thuốc.
- Hệ thống ống chính (PVC): Có nhiệm vụ chứa và dẫn nước từ khu trung tâm tới chia đều cho từng đường ống nhánh. Tùy vào số lượng cây mà đi ống PVC phù hợp. Thường là từ ɸ42mm đến ɸ60mm.
- Hệ thống ống nhánh (PE): có nhiệm vụ dẫn ống từ ống chính uPVC đến từng gốc chanh dây. tùy theo hàng cây dài hay ngắn mà chọn ống PE phù hợp. Ống PE thường dùng là PE ɸ16mm, PE ɸ20mm, PE ɸ25mm.
- Ống dẫn từ ống nhánh vào đầu tưới phun mưa: Dùng ống PE ɸ6mm.
- Đầu tưới tự động: Sử dụng đầu tưới phun mưa BS5000Plus với khả năng chống côn trùng xâm nhập và miếng chặn bán kính hai tầng.
Riêng với bà con canh tác ở địa hình đồi dốc thì sử dụng béc bù áp BS5000Pro Plus.
THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT NHƯ THẾ NÀO?
Trước khi tiến hành lắp đặt, bà con nên tiến hành tính toán và phác thảo sơ đồ thiết kế hệ thống tưới tự động cho cây chanh dây. Sơ đồ cần thể hiện chi tiết vị trí đặt các đầu tưới, cách đi ống dẫn nước chính, ống phụ, nơi đặt nguồn nước và máy bơm… Sơ đồ càng cụ thể bao nhiêu càng dễ dàng hơn cho khâu lắp đặt bấy nhiêu.
Sau đấy chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống theo các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước tưới cây chanh dây.
- Bước 2: Lắp đặt khu trung tâm bao gồm máy bơm, bộ lọc, đồng hồ đo áp và hệ thống van khóa.
- Bước 3: Làm đường ống dẫn nước chính.
- Bước 4: Làm đường ống dẫn nước nhánh.
- Bước 5: Chuẩn bị bộ đầu tưới tự động.
- Bước 6: Gắn bộ đầu tưới vào vị trí và kết nối với ống nhánh.
- Bước 7: Xả nước, bít các đầu ống và vận hành thử.
HIỆU QỦA RA SAO?
Hiện tại, đã có một số đối tác của TUOIAZ tiến hành lắp đặt hệ thống tưới tự động cho chanh dây và đạt được những kết quả rất tích cực. Chủ dự án đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhân công cho việc tưới tiêu.
Ước tính cứ 3 ngày phải tưới vườn một lần nếu trời không mưa. Mỗi lần tưới cho 1 Ha chi phí nhân công vào khoảng 150.000đ. Như vậy mỗi năm tiết kiệm 18.000.000đ. Chỉ sau vài năm đã ngang bằng chi phí bỏ ra để lắp đặt hệ thống.
Chưa kể nhờ việc tưới đúng vị trí, tưới đúng lượng nước và tưới trong thời gian ngắn cho cả diện tích rộng mà đã tiết kiệm được rất nhiều tiền điện, tiền nước và năng suất cũng được nâng cao hơn 20%.
Xem thêm các bài biết Kiến Thức- Kinh Nghiệm TẠI ĐÂY!